Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Top 17 mẫu trồng cây thủy sinh đơn giản cho bạn

Cho cây thủy sinh vào 1 lọ thủy tinh. Đây là sự phối trí đơn giản nhưng có thể đem đến cho con người niềm vui thích , dễ chịu.

1. Chậu trồng cây thủy sinh bằng thủy sinh, đường kính 30cm

caythuysinh

Cây thủy sinh: Cần nước lá to, bèo Nhật

Trong hình là sự đối chiếu giữa bèo nhật và cần nước lá to dạng rẻ quạt. Cần nước lá to đang sinh trưởng, được để cạnh cửa sổ dưới ánh mặt trời

2. Cây thủy sinh dạng bộ xương và cá khổng tước trong suốt

caythuysinhdangboxuongvacakhongtuoctrongsuot

Vật dụng: Lọ hoa có đường kính 20cm, độ cao 18cm

Cây thủy sinh: Choi lưới, súng đỏ Ấn Độ

Đáy lọ: Cát thiên nhiên

Choi lưới là 1 loại cây thủy sinh lá có dạng rất lạ, giống như ô lưới. Tuy trông mỏng manh, nhưng do có rễ củ nên sinh trưởng rất tốt. Súng đỏ Ấn Độ lá đỏ, rễ củ, dễ trồng

3. Trồng cây họ dương xỉ trong phòng tắm

cayhoduongxitrongphongtam

Vật dụng: Ly bia có đường kính 7cm, độ cao 12cm

Cây thủy sinh: Choi lá nhăn, Dương xỉ châu Phi

Đáy ly: Bi thủy tinh nhỏ

Dù không có ánh nắng nhưng vẫn có thể trồng được cây này. Trong môi trường này rất khó mọc rêu, chăm sóc cũng rất tiện

4. Chậu cá nhỏ

chaucanho

Vật dụng: bề rộng 18cm, bề dài 12cm, độ cao 20cm

Cây thủy sinh: Cỏ thìa

Cá: Búp bê Chocolate

Đáy chậu: Cát thiên nhiên

Đồ đựng giống chai rượu to sẽ thích hợp hơn chậu cá. Những chú cá nhỏ lẫn trong đám cỏ thìa đuổi theo đồ chơi, trông rất vui mắt. Giữ cho nhiệt độ nước trong khoảng 26 độ C

5. Chậu cá hình hộp

chaucahinhhop

Vật dụng: Đồ đựng hình lập phương dài khoảng 10cm

Cây thủy sinh: Lệ nhi

Đáy chậu: cát thiên nhiên

6. Cây thủy sinh sống cả trên và dưới mặt nước

caythuysinhsongcatrenvaduoimatnuoc

Vật dụng: Lọ cắm hoa nhỏ đường kính 8cm

Cây thủy sinh: Rong đuôi chồn ( trên mặt nước) , rong kim ngư (dưới mặt nước)

Cho nước và rong đuôi chồn vào lọ cắm hoa. Cây thủy sinh mỏng manh trên mặt nước có thể sẽ bị gió thổi khô, phải hết sức chú ý đến điểm này trong quá trình chăm sóc

6. Ba lọ cây thủy sinh

3locaythuysinh

Vật dụng: Đường kính 5cm, cao 25cm

Cây thủy sinh: ( từ trái sang phải ) rong tóc tiê, diệp tài hồng , trầu nhăn

Đáy lọ: (trái qua phải) Cát ngũ sắc, đất

Phối hợp trang trí nhiều loại cây thủy sinh khác nhau. Chú ý thay đổi lớp đáy dựa vào điều kiện trồng của từng loại cây

7. Trồng cây thủy sinh trong lọ đựng lớn

trongcaythuysinhtrongdodunglon

Vật dụng:  Đường kính 17cm, cao 31 cm

Cây thủy sinh: Bình quả thảo

Đáy lọ: Cát thiên nhiên

Cho bình quả thảo thân đơn lá tròn vào châụ cây thủy sinh lớn, nó có thể tạo thành vật trang trí bắt mắt

8. Màn trình diễn trong nước

mantrinhdientrongnuoc

Vật dụng: Đường kính 30cm, cao 7cm

Cây thủy sinh: Rau má (bên phải mặt nước) , cây thuộc họ thủy liễu (bên trái mặt nước), bèo vẩy ốc, lá súng

Đáy lọ: Sỏi nhân tạo

Dùng sỏi màu sáng làm cho mặt nước trở nên sinh động. Lá súng hình trái tim mang đến cho chúng ta cảm giác vui vẻ, thư thái.

9. Lọ cây thủy sinh ngắm từ trên xuống

locaythuysinhngamtutrenxuong

Vật dụng: Đường kính 14cm, cao 12cm

Cây thủy sinh: Bán tự cảnh, tảo cầu

Đáy lọ: Cát thiên nhiên

Đây là hình bán tự cảnh lá mỏng nhìn từ trên xuống. Dù nhìn ở góc độ nào cũng đều phát hiện sức hấp dẫn của nó.

10. Trồng cây thủy sinh thân đơn

trongcaythuysinhdonthan

Vật dụng: rộng 10cm, dài 10cm, cao 23cm

Cây thủy sinh: Lá trầu bleheri

Đáy lọ: Bi thủy tinh

Đây là lọ nuôi cá được làm để trồng trầu lá dài. Lọ thủy tinh sẽ cho ta cảm giác tươi mát. 1 đàn cá nhỏ bơi tung tăng quanh đám trầu lá dài tạo cảm giác vui mắt

11. Thiết kế độc đáo

thiekedocdao

Vật dụng: đường kính 13,5cm , cao 20cm

Cây thủy sinh: diệp tài hồng lá nổi, choi lá nhỏ

Đáy ly: Đất

Dưới sự che phủ của diệp tài hồng lá nổi, mặt nước trở nên rất mờ, trồng choi lá nhỏ trong môi trường như vậy sẽ khá thích hợp. Diệp tài hồng lá nổi nếu được chiếu sáng có thể nở hoa vàng.

12. Phối hợp 3 loại cây thủy sinh để tạo cảnh

chauca2mauxanhtrang

Vật dụng: Đường kính 8.3 cm, cao 15cm

Cây thủy sinh: Ngưu mao chiên cao, cỏ Nhật, Biệt liên

Đáy ly: Đất

Lần lượt cho từng loại cây vào, đây là cách thường dùng trong thiết kế chậu cây thủy sinh. Màu đỏ của Biệt liên đóng vai trò chủ đạo trong chậu cây thủy sinh này

13. Chậu cá 2 màu xanh trắng

phoihop3loaicaythuysinhdetaocanh

Vật dụng: đường kính 12.5 cm, cao 25cm

Cây thủy sinh: Choi lá nhăn

Đáy ly: Cát trắng amazon

Choi lá nhăn quấn lấy viên đá, rồi thả vào nước. Tuy là lọ cây thủy sinh đơn giản, nhưng do trên mặt cát trắng là 1 màu xanh ngọt ngào, nên nó nghiễm nhiên trở thành vật trang trí nội thất xinh xắn.

14. Loại cây không kén môi trường

loaicaykhongkenmoitruong

Vật dụng: đường kính 9cm, cao 12.5cm

Cây thủy sinh: Ráy lá nhỏ (trái), cỏ Madagasca

Đáy lọ: Sỏi

Ráy lá nhỏ là loại Anubis lá nhỏ; lá của cỏ Madagasca rất mảnh, chúng là loại cây thủy sinh trồng trong lọ nhỏ

15. Loại cỏ phát triển khi trời tối

loaicophattrienkhitroitoi

Vật dụng: Đường kính 12.5cm, cao 11cm

Cây thủy sinh: ráy lá tròn, tiểu thủy lan

Đáy lọ: Cát trong suốt

Ráy lá tròn và tiểu thủy lan lá sợi, 2 loại cây thủy sinh này tạo nên 1 sự tương phản thú vị trong chậu cây thủy sinh. Dù thiếu ánh sáng chúng cũng có thể sinh trưởng phát triển

16. Cây thủy sinh lập thể

caythuysinhlapthe

Vật dụng: rộng 13cm, dài 8cm, cao 8cm

Cây thủy sinh: Lệ nhi thường , rêu Nhật, bèo dâu

Đáy lọ: Đất

Khoét lỗ trên mảnh nham thạch, trồng lệ nhi thường vào, nó có thể vươn lên khỏi mặt nước.

17. Tép ong trong lọ cây thủy sinh

tepongtronglocaythuysinh

Vật dụng: đường kính 10cm, cao 20cm

Cây thủy sinh: Rong đuôi chó, rong đuôi chồn, rong kim ngư

Đáy lọ: Đất

Tép ong có 2 sọc đỏ trắng, chúng rất đáng yêu. Điều quan trọng khi nuôi tép ong là: Dưới đáy sử dụng đất, điều chỉnh lượng thức ăn ( vì tép có thể ăn các chất hữu cơ trong lọ)

Tạo lọ nuôi tép ong

B1: Cần chuẩn bị: Lọ, nhíp, đũa, dây, đá, nước, bột tẩy trắng, đất, cây thủy sinh và tôm

B1: Trước tiên lấy 1 lớp rêu siêu mỏng, sau đó dùng dây cố định trên đá

B3: Cho đất vào lọ. Lớp đáy rất quan trọng với cây thủy sinh

B4: Sau đó cho nước vào. Do dưới đáy là đất, nước đổ vào trực tiếp sẽ trở nên đục, nên cắm 1 chiếc đũa vào trong lọ, sau đó cho nước vào từ từ theo đũa

B5: Cho đá đã được quấn rêu vào lọ

B6: Cho những cây thủy sinh còn lại vào lọ

B7: Cho chất tẩy rửa vào nước. Đây là điều cần thiết trước khi cho cá, tép vào. Nhưng phải tăng giảm theo quy định, không được quá nhiều

Lưu ý: Tép ong nhạy cảm với sự thay đổi của nước. Trước khi cho vào lọ, phải cho từng giọt nước nuôi tép vào, sau khi đủ lượng hãy cho tép vào.

 

 

The post Top 17 mẫu trồng cây thủy sinh đơn giản cho bạn appeared first on Cây cảnh Phố Xinh.

Source: https://ift.tt/2zrAEDK



source https://phoxinhcaycanh.wordpress.com/2018/11/29/top-17-mau-trong-cay-thuy-sinh-don-gian-cho-ban/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét