Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Màu sắc cây cảnh theo ngũ hành phong thủy

Vườn cây, rừng cây xanh nhạt (Thuộc hành Mộc trong Ngũ hành)

rung cay xanh nhat thuoc hanh moc

Các vườn cây, khu cây xanh có màu xanh nhạt chính là phương thuốc an thần kỳ diệu. Các nhà nghiên cứu về màu sắc và các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng, sống trong môi trường cây xanh, nhiệt độ trên bề mặt da của con người giảm được 1 – 2,3°C, mạch đập có thể giảm 4 – 8 nhịp/phút, đồng thời huyết áp có thể hạ xuống, giảm áp lực lên tim. Cây xanh có thể giảm trạng thái căng thắng, giúp người ta bình tĩnh, ôn hòa hơn, từ đó giảm thiểu các hành vi bạo lực Màu xanh nhạt tượng trưng cho sự yên tĩnh, rất tốt cho con người. Những người có tính hướng nội, tinh thần thường xuyên bị ức chế nên chọn màu xanh nhạt để trang trí căn phòng của mình, như vậy sẽ khiến người ta cảm thấy thanh thản hơn, tạo được cảm giác thoải mái, thư giãn. Màu xanh nhạt cũng là màu rất thích hợp để trang trí phòng của người bệnh. Đông y coi gan thuộc hành Mộc, gan là mẹ của mắt, muốn “bổ mẫu ích tử”, trước hết cần phải bổ gan, như vậy sẽ có tác dụng trị các bệnh về mắt 

Cách bố trí cây: Cây Kim Tiền , cây móc (Caryota – họ cau), bạch đàn Urophylla, trân châu tương tự Đài Loan, cau vua, dừa cảnh, câu Lào (cau núi), chà là cảnh, hoàng dương, nữ trinh tử, thảo quyết minh, các loài dương xỉ, như dương xỉ Boston, dương xỉ lá cuốn, dương xỉ lá đốm. Các loài cây dại như: Cây thành ngạnh,… cũng có thể trồng để tạo cảnh quan, giúp mở rộng tầm mắt của con người.

Rừng và vườn cây màu đỏ ( Thuộc hành Hỏa trong Ngũ hành )

rung cay mau do thuoc hanh hoa

Rừng và vườn cây màu đỏ tạo cảm giác nồng ấm, nóng bỏng. Những người tính tình lạnh lùng, không thích giao tiếp, mặc cảm, tự ti. thiếu nhiệt tình nên dùng các chất liệu màu hồng và màu đỏ để trang trí phòng ở và phòng làm việc. Màu hồng và màu đỏ có tác dụng làm người ta thêm hưng phấn, yê cuộc sống và rộng lượng, khoan dung hơn

Cách bố trí cây: Nên trồng các loài cây lá đỏ như: Cây vạn lộc , cây khói tía, dâu đỏ, lê lá đỏ, cây cộm, cây cổ yếm; hoặc trồng các loại cây có màu hồng, màu đỏ như: Hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa lựu, cau đỏ,… Ngoài ra, có thể trồng ven hồ các loại cây như: Liễu hoa đỏ, bụt mọc, trì bá, thủy tùng (lá măng), tạo nên sự thay đổi về màu sắc trong bốn mùa. Ngoài việc chọn các loại cây trồng, chúng ta cũng cần chú ý tới màu sắc của các bồn và chậu trồng cây, đồng thời bài trí thêm các chậu cá vàng, vòi phun để tăng thêm sự sống động, tạo cảnh quan ấm cúng, giúp chủ nhân thêm tự tin trong cuộc sống.

Rừng cây màu vàng (Thuộc hành Thổ trong Ngũ hành)

rung cay mau vang thuoc hanh tho

Màu vàng tạo cho người ta cảm giác ấm cúng. Người có tính cách kiêu ngạo, hay nghi ky hoặc những người có bệnh về dạ dày, ăn không ngon miệng nên trang trí phòng ở và phòng làm việc bằng các chất liệu màu vàng và màu nâu. Các màu này sẽ tác động tới chủ nhân, giúp họ thay đổi tính cách, trở nên khiêm tốn, thận trọng và quyết đoán hơn trong công việc 

Cách bố trí cây: Nên chọn các loại cây như: Quế hoa, tre mỹ, Nam thiên trúc (trúc Phật), muông đen, cây huyền hoa, cây điệp, cây hoa hòe (Japanese pagoda tree), hoa đại, hoa Jasminum mesnyi (họ hoa nhài), cây cô tòng (Codiaeum variegatum), cây huyên (Orange daylily), các cây thuốc như: Cây hoàng bá (cortex phellodendri), cây cúc dại, cây dạ hương,… Các loài cây màu vàng rất có lợi cho đường ruột, giúp tăng cường hệ thống tiêu hóa. Bạn có thể trồng các loài cây trên trong phòng ăn, phòng khách, trong vườn đều có tác dụng tương tự như nhau.

Rừng cây và vườn cây màu trắng (Thuộc hành Kim trong Ngũ hành)

rung hoa cam tu cau mau trang thuoc hanh kim

Các loài cây màu trắng thường tạo cảm giác sạch sẽ, thanh tao, nhẹ nhàng. Đông y xếp màu trắng vào hành Kim trong Ngũ hành, nó liên quan đến phổi. Bạn nên dùng màu trắng để trang trí phòng của người bị bệnh khó thở, ho nhiều, viêm phế quản, vì màu trắng có tác động tốt tới họ, rất có lợi cho sức khỏe . Xung quanh nhà của những người bị bệnh kể trên nên trang trí các cầu gỗ, trồng các loài hoa màu trắng, như: Bạch đàn thân trắng (Eucalyptus citriodora), cây thông, tràm Úc (Melaleuca leucadenliệu), cây ngọc ngân … hoặc loài cây có hoa trắng, lá có mùi thơm họ cam chanh như: Cam, quýt, quất, bưởi, cây cari, cây qua lâu,… Các loài cây có thể vừa dùng làm cảnh, vừa dùng làm thuốc: Hoa định hướng trắng, hoa thụy hương (daphne), cam canh, ngưu bàng tử (Fructus Arctii – cây họ cúc). Ngoài ra có thể trồng các loài cây nhiệt đới hoa trắng như: Hoa nhài, trân châu (chi bần – Lythraceae), hoặc các loại cây hàn đới hoa trắng như: Hoa trận châu, tử vì hoa trắng, tủ cầu hoa trắng,… để tạo cảnh vườn cây, rừng cây trắng có tác dụng bổ phế, tăng cường sức khỏe

Vườn cây, rừng cây màu xanh lam (còn gọi là vườn cây màu tối) (Thuộc hành Thủy trong Ngũ hành)

rung cay xanh lam hanh thuy

Vườn cây, rừng cây màu xanh lam thường tạo cảm giác yên tĩnh. Người có tính tình nóng nảy, dễ xúc động, tinh thần bất an, dễ nóng giận nên trồng trong phòng ở và phòng làm việc các loại cây màu xanh lam hoặc lam nhạt. Các loại cây này có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, giúp họ trấn tĩnh hơn, sống ôn hòa hơn, bình tĩnh trong mọi công việc. Những người bị bệnh về tim mạch cũng nên trồng các loại cây có lá xanh lam để dưỡng sinh, trị bệnh.

Khi chọn, nên chọn các loại cây như: Cây Tùng Bồng Lai , dừa cảnh (dừa tam giác, bạch đàn thân xanh, cây trân châu tương tự (thân gỗ lá xanh), bách thân xám, bằng lăng, hoa phượng, thủy ti liễu (Tamarix chinensis Lour), cây chuỗi ngọc (Duranta repens Linn), hoa lưu ly, hoa violet, hoa tử vi, hoa Glosinia; các loài cây thuốc có lá xanh như: Ban Lan Gen (loài hoa có xuất xứ từ Trung Quốc),… Ngoài ra còn có các loại cây như cây tử đằng, hoặc hoa có mùi thơm nồng như hoa ngâu, hoa hàm tiếu (có nơi gọi là hướng tiêu),…

Để tạo rừng cây, vườn cây màu tối, chúng ta có thể trồng các loại cây có lá màu xanh đậm như: Cây nhựa ruổi, cây thông đen (hắc tùng), tùng La hán, cây sâm nam, sâm thơm (Heteropanax fragrans), cây sồi xanh (Sapium sebiferum), cây đa (Ficus), đa búp đỏ (Ficus elastica), thiết mộc lan, bách tán, vạn tuế và thiên tuế (Cycas revoluta Thunb), cây hắc tử có xuất xứ từ nước ngoài (Xanthorrhoea australis – loài cây trồng giống như hình người da đen tóc đen, rất độc đáo, có tác dụng phòng hỏa chống cháy), bồ đào Hải Nam , cây hoa trà. Ngoài ra các thực vật thủy sinh như: Hoa sen, hoa súng hoặc các cây thuốc như: Bán phong hạ (Semiliquidambar) – có tác dụng khu phong; đỗ trọng – bổ thận; cây ngọc quế, cây ngân hạnh – bổ thận tráng dương; cây xương bồ (Acorus calamus) – nhuận tràng, thông huyết ích não; các loài cây dây leo như: Cây La hán (họ bầu), dạ giao đằng (có nơi gọi là thủ ô đằng), hoa lạc tiên (chanh leo – Passionfora), hồng xiêm, cây sung tượng trưng cho sự trường thọ, đều là những nguyên liệu lý tưởng để tạo vườn cây màu xanh đậm. Ngoài các loại cây kể trên, người ta có thể dùng các chậu cây cảnh có màu xanh đậm như: Cườm rụng (trà Phúc Kiến), hoàng dương (Buxus sinica), cây canh châu (Sageretia theezans), cây thông trắng (pinus parviflora), hoa sao để tạo quang cảnh có sắc trắng. Các loài cây trên có thể đặt trên giá, đôn cổ hoặc giả cổ, nguyên liệu tạo vườn kết hợp với việc treo câu đối, tranh ảnh, hoành phi cây màu tối phù hợp tạo không gian cổ kính. Không gian như vậy vừa thanh tịnh vừa có tác dụng dưỡng lão tăng thọ, đặc biệt thích hợp với những gia đình có người già.

Bài viết:

Cây phong thủy theo mệnh giúp gia chủ tăng tài lộc

The post Màu sắc cây cảnh theo ngũ hành phong thủy appeared first on Cây cảnh Phố Xinh.

Source: https://ift.tt/2FShtc2



source https://phoxinhcaycanh.wordpress.com/2018/12/01/mau-sac-cay-canh-theo-ngu-hanh-phong-thuy/

Những tác dụng kỳ diệu của màu sắc và mùi hương của cây xanh

Tận dụng màu sắc của cây xanh

Cùng với sự phát triển của đất nước, mức sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu của người dân về việc xây dựng các thành phố cây xanh cũng ngày càng tăng. Cây tự nhiên có màu xanh mát, thế cây thanh tạo và đầy sức sống, rất thích hợp để làm cảnh. So với các môn nghệ thuật khác, nghệ thuật cây cảnh chiếm một vị trí khá đặc biệt. Cây cảnh là biểu trưng của sự sống, những lá cây xanh tươi làm cho căn phòng của chúng ta thêm sinh động và thú vị.

Văn hóa truyền thống phương Đông đặc biệt nhấn mạnh tới ý nghĩa tượng trưng về tinh thần của cây xanh, đồng thời người ta cũng tận dụng những đặc trưng của cây xanh, tạo nên những không gian đẹp, làm thỏa mãn nhu cầu về tinh thần. Cây xanh có mối quan hệ đặc biệt với nhu cầu tâm lý và tinh thần của con người. Mỗi loài cây khác nhau cũng có ý nghĩa tượng trưng khác nhau: Các loài tùng bách tượng trưng cho sự quật cường, khí phách hiện ngang, giàu nghị lực; hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự phú quý, hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao. Cây cỏ là tâm hồn của con người, dựa vào chúng, người ta có thể đoán được chủ nhân là người thế nào. Một khu vườn đẹp phải là một khu vườn được thiết kế hợp lý, các loài cây được bố trí theo màu sắc và hình thế cây sao cho phù hợp. Vườn cây đẹp không chỉ làm đẹp cho môi trường, mà nó còn có chức năng làm cho con người trở nên khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy mà con người ngày càng quan tâm hơn đến cây xanh và mong muốn đưa cây xanh vào không gian sống của mình.

mui huong cua cay xanh

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: Những người sống ở khu vực có cây xanh thì sự thay đổi về tâm lý cũng khác hẳn với những người sống khu không có cây xanh. Những người được sống ở những nơi có nhiều cây cối thì mối quan hệ tình cảm giữa họ và láng giềng thường thân mật hơn, đồng thời bạo lực gia đình cũng ít phát sinh hơn. Các chuyên gia quy hoạch đô thị cũng đã chỉ ra rằng, các công viên và khu cây xanh được dày công thiết kế không chỉ giúp người ta có thêm hưng phấn để làm việc, góp phần làm giàu cho đất nước, mà nó còn giúp giảm thiểu tội phạm, gián tiếp góp phần bảo vệ trật tự xã hội. Các thí nghiệm khoa học đã chứng minh: Trong thế giới muôn vạn sắc màu, mỗi màu sắc có một ý nghĩa tượng trưng đặc biệt: Màu đỏ tượng trưng cho sự nhiệt thành cháy bỏng, màu xanh da trời tượng trưng cho sự bình tĩnh, màu vàng tượng trưng cho sự nồng ấm, màu xanh lá cây tượng trưng cho sự đẹp đẽ và u tịch, màu trắng tượng trưng cho sự thanh sạch, màu đen tượng trưng cho sự nền nã, trung thực. Màu sắc có ảnh hưởng nhất định tới tính cách và tâm trạng của con người, chúng ta có thể dùng màu sắc để điều trị một số bệnh cũng như điều chỉnh trạng thái tình cảm của con người.

Sau nhiều năm quan sát và nghiên cứu mối quan hệ giữa cây xanh với Trời Đất, các nhà khoa học đã đúc rút ra nhiều điều. Các lập luận trong “Trường khí xoắn ốc của cây xanh”, “Thiên Nhân hợp nhất quan”, “Âm Dương hòa hợp” và “Ngũ hành sinh khắc chế hóa” đều đề cập đến nghệ thuật phối màu và tạo cảnh. Căn cứ vào màu hoa, màu quả, màu lá và vỏ cây, chúng ta có thể chia các loại cây theo các màu: Đỏ, xanh da trời (lam), xanh lá cây (lục), vàng, trắng, đen, … Ngoài ra, người ta còn chia các loại cây theo tính toan (chua), cam (ngọt), khổ (đắng),… Tùy theo đặc điểm của mỗi chủ nhân khác nhau, người ta có thể thiết kế vườn theo các màu sắc khác nhau, như: vườn cây xanh nhạt, vườn cây đỏ, vườn cây vàng,…

mau sac cay xanh

Vườn cây phối màu khác với các vườn cây thông thường, vì vườn cây phối màu vừa chú trọng tới nghệ thuật tạo hình phối màu, vừa chú trọng tới việc thiết kế sao cho cân bằng về sinh thái. Việc thiết kế các vườn cây này rất có ý nghĩa trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, giúp cải thiện môi trường, tạo ra không gian tốt, bảo vệ sức khỏe con người.

Các kiến thức khoa học về vườn cây Phong thủy được dựa trên cơ sở kiến thức y học thời xưa. Tại sao thuốc Đông y có thể chữa bệnh? Điều đó đã được lý giải trong các cuốn sách của Thánh y Trường Trung Cảnh và Lý Thời Trần. Các loại cây khác nhau có thể chữa được một số bệnh khác nhau, như: Quế chi có thể trị các bệnh ở tay, Ngưu đắng có thể trị các bệnh ở chân, Thiên ma có thể trị một số bệnh ở đâu, Thăng ma có tác dụng dẫn thuốc lên trên, Lai phục tử có tác dụng dẫn thuốc xuống dưới. Quất canh dẫn thuốc sang bên trái, Ngưu tử giúp dân thuốc sang bên phải, nếu dùng chung các vị này với nhau có thể trị ho rất hiệu quả. Tương tự, Hoàng liên trị tâm, Hoàng bách trị thận, Hoàng thiên trị phổi,… Khoa học trị bệnh bằng thuốc Đông y khá hiệu quả, sự kết hợp các vị thuốc Đông y khá khoa học. Trên cơ sở các kiến thức khoa học về thuốc Đông y, chúng ta có thể ứng dụng vào việc bố trí, thiết kế các vườn cây Phong thủy, nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe của con người. Cũng giống như các phương thuốc Đông y trị bệnh, các vườn cây Phong thủy vừa có tác dụng cải thiện tâm lý, vừa có tác dụng trị bệnh. Như vậy, các vườn cây, khu cây xanh cũng có công dụng như một “bệnh viện Cây xanh!”.

Bài viết:

Không khí nguồn lương thực cho cây xanh

Cây xanh , vị thần hộ mệnh

The post Những tác dụng kỳ diệu của màu sắc và mùi hương của cây xanh appeared first on Cây cảnh Phố Xinh.

Source: https://ift.tt/2DQUmMl



source https://phoxinhcaycanh.wordpress.com/2018/12/01/nhung-tac-dung-ky-dieu-cua-mau-sac-va-mui-huong-cua-cay-xanh/

Không khí – nguồn lương thực cho cây xanh

Con người không thể tồn tại nếu không có không khí. Không khí là một trong những nhân tố tự nhiên giúp duy trì sự sống của con người và sinh vật, cũng giống như cá không thể sống thiếu nước. Không khí chính là nhân tố quan trọng đầu tiên để con người sinh sống, tồn tại. Ôxi trong không khí là thành phần quan trọng đối với quá trình trao đổi chất ở người, nếu không có ôxi, 90% quá trình ôxi hóa và đốt cháy năng lượng trong cơ thể sẽ không thể thực hiện được, bên cạnh đó, các thức ăn đã được hấp thụ không thể chuyển hóa thành năng lượng nuôi sống cơ thể. Mặc dù tầm quan trọng của khí Ni-tơ với cuộc sống của con người không thể hiện rõ như ôxi, song sự sống của con người duy trì dưới dạng Protein, mà Protein là chất hữu cơ có chứa Ni-tơ. Các Enzime, kích thích tố cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng hàm chứa một lượng Ni-tơ nhất định. Trên thực tế, nếu không có Ni-tơ sẽ không có sự sống, mà khí Ni-tơ có trong động thực vật, trong đất và nước lại bắt nguồn từ không khí. Có thể nói, không khí không chỉ là nguồn gốc của sự sống, mà nó còn là điều kiện cần thiết để duy trì sự sống, là cơ sở để các sinh vật sinh sôi, nảy nở.

Các ion âm trong không khí – thứ được mệnh danh là “Vitamin của không khí” có rất nhiều trong rừng rậm, các ion âm này có tác dụng điều tiết vỏ não, xua tan mệt mỏi, làm hạ huyết áp, cải thiện giấc ngủ, có thể cải thiên chức năng hô hấp ở người, tăng cường quá trình ôxi hóa ở não, gan và thân, nâng cao tần suất trao đổi chất, khả năng hồi sức của con ngIP Ngoài ra, nó còn có tác dụng nâng cao chức năng miễn dịch ở người. Theo thống kê, trong mỗi mét khối không khí, không khí trong phòng của các thành phố lớn chỉ có 40-50 ion âm, trong công viên là 400-600 ion âm, vùng ngoại thành, con số này là 700-1.000, đặc biệt trong vùng rừng rậm thì con số này đạt tới 20.000 ion âm.

cay xanh giam tieng on

Rừng rậm còn tạo ra môi trường năng lượng vi sóng. Năng lượng của Trường khí Vũ Trụ dựa vào hình thức vi sóng mà lan tỏa ra không gian. Loại sóng không thể nhìn thấy này xuyên qua tầng điện ly ở tầng trên của Trái Đất, loại đi các điện từ không tốt và tỏa ra trên khắp Trái Đất. Các cây xanh trong rừng rậm chính là nhân tố cung cấp trường năng lượng cho loại sóng này. Bởi vì, cây xanh vốn có chức năng hấp thụ các loại vi sóng, nó chính là “cỗ máy hấp thụ các vi sóng từ thiên nhiên. Năm 1979, nhà điện tử học Trung Quốc Trương Huệ Dân đã làm một cuộc thí nghiệm, ông đã dùng dây dẫn nối từ các cây to ngoài vườn với vô tuyến truyền hình, kết quả thí nghiệm cho thấy, hình ảnh của các vô tuyến được nối với cây to nét hơn các vô tuyến khác. Một nhà khoa học người Ấn Độ cũng từng làm thí nghiệm tương tự, và kết quả cho thấy các vô tuyến được nối với ăng-ten là cây xanh cũng có hình ảnh nét hơn.

Các thí nghiệm đã chứng minh, các loại cây có lá hình thìa, hoa hình chiếc tù và là các cây xanh có sóng vô tuyến hoàn chỉnh. Lá cây có thể tiếp nhận được các thông tin, năng lượng phát đi từ Vũ Trụ, đặc biệt là những cây lá to. Các loại thực vật, cây cỏ phân bố ở khắp nơi, từ núi cao cho tới đồng bằng, thậm chí nó được trồng ngay trong vườn tược, phòng ở của các gia đình. Ở đâu có cây xanh, ở đó có hiệu ứng của năng lượng vi sóng (Trường khi chuyển động trong Vũ Trụ). Chính vì thế, chỉ khi đạt được Thiên Nhân hợp nhất”, “Thiên nhân cảm ứng” thì cuộc sống của con người mới tốt đẹp được. 3. Tác dụng giữ ẩm của cây có thể bảo vệ hệ thống hô hấp của con người

Tác dụng giữ ẩm của cây có thể bảo vệ hệ thống hô hấp của con người

cay xanh co tac dung giu am khong khi

Cây cỏ, hoa lá có tác dụng giữ độ ẩm trong không khí, giảm sự xói mòn của đất, ngăn cát, tránh bụi, giải phóng ra các ion âm và khí ôxi mới. Tất cả những điều kể trên đều làm cho môi trường không khí trong sạch hơn, có lợi cho hệ hô hấp. Môi trường trong sạch, độ ẩm thích hợp giúp dịch tiết ra trong đường hô hấp điều tiết tốt hơn, tránh tình trạng khô đường hô hấp, suy hô hấp. Thống kê cho thấy, ở các vùng nông thôn thường rất ít xảy ra đại dịch về hô hấp. Ngược lại, ở các vùng dân cư đông đúc, hoặc ở những nơi cao nguyên đất đỏ, tỷ lệ cây xanh thấp, cộng thêm khí hậu khắc nghiệt, môi trường bụi bặm, hệ hô hấp của con người cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những nhân tố bất lợi này có thể làm cho người ta choáng váng, đau đầu, hoa mắt, thần kinh ức chế, tinh thần thêm yếu đuối, do đó, hệ hô hấp cũng dễ bị tấn công. Không khí trong lành là môi trường lý tưởng để con người tồn tại khỏe mạnh. Vì thế, giữ môi trường trong sạch, bảo vệ cây xanh là biện pháp tích cực phòng chống bệnh tật. Cây xanh chính là “vệ sỹ” trong tự nhiên, bảo vệ không cho vi rút thâm nhập và bùng phát trong môi trường.

The post Không khí – nguồn lương thực cho cây xanh appeared first on Cây cảnh Phố Xinh.

Source: https://ift.tt/2U0SUws



source https://phoxinhcaycanh.wordpress.com/2018/11/30/khong-khi-nguon-luong-thuc-cho-cay-xanh/

Cây xanh – Vị thần hộ mệnh

Chuyển động của Vũ Trụ kéo theo những ảnh hưởng trực tiếp lên Trái Đất, một trong những điều kỳ diệu là nó đã tạo nên trên Mặt Đất những khoảng rừng xanh cùng muôn vàn cây cỏ, và những cây cỏ đó luôn đơm hoa kết trái. Những loại cây cỏ này không chỉ làm đẹp cho môi trường tự nhiên mà nó còn là nhân tố vô cùng quan trọng bảo vệ sức khoẻ của con người cũng như sự tồn tại của muôn vàn sinh vật.

Môi trường an toàn tạo nên hệ thống sinh thái trên Trái đất

cay xanh

Trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe tới khái niệm “rừng chắn gió”. Những lá cây nhỏ bé trong rừng có thể làm suy yếu hoặc ngăn gió mạnh, giảm thiếu những thiệt hại đối với cây nông nghiệp. Mỗi héc-ta rừng có thể bảo vệ được hàng trăm héc-ta đất cây trồng. Rừng có chức năng như hồ điều hoà. Theo tính toán của các nhà khoa học, một héc-ta rừng tương đương với lượng nước của hồ chứa hàng trăm nghìn mét khối, dải rừng rộng 10m có thể hấp thụ được khoảng 84% nước trong diện tích đó, dải rừng rộng 80m có thể hấp thụ được lượng nước trong diện tích tương tự. Ngoài ra, rừng còn có chức năng điều hoà khí hậu. Rừng là nơi sinh sống của các loài động vật, là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận, là kho di truyền thiên nhiên, nếu không có rừng, các sinh vật sinh sống trên lục địa sẽ dễ bị tiêu vong, thậm chí có thể dẫn tới hàng triệu loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Rừng hấp thụ ánh nắng Mặt Trời, chuyển hoá cácbonic thành ôxi. Rừng cũng là kho tàng vô tận để nuôi sống con người và vô vàn loài vật.

Cùng với việc dân số ngày càng tăng, sức sản xuất cũng tăng theo, người ta phải nhờ tới các loại phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, trong công nghiệp người ta cũng lạm dụng hoá chất có hại, ngoài ra, nguồn nước bị ô nhiễm, các chất thải cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên, đến sự sống của các loài vật và sức khoẻ của con người, đe doạ cuộc sống và sản xuất. Vì vậy, bảo vệ môi trường, bảo vệ | vườn rừng, loại trừ độc khí, bổ sung dưỡng khí tươi mới là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi người. Cây xanh là “cỗ máy hút bụi cỡ lớn”. Cây xanh có thể ngăn và lọc được bụi bẩn, giảm thiểu lượng bụi trong không khí. Mỗi mét vuông của thành phố không có cây xanh sẽ sản sinh ra 850mg bụi bẩn, nhưng với một thành phố có cây xanh, lượng bụi trên mỗi mét vuông chỉ là 100mg. Cây xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc thanh lọc không khí, tạo môi trường cảnh quan và môi trường không khí tốt.

Cây xanh là “cỗ máy điều hòa công suất lớn”. Các lá cây có thể hấp thụ được khoảng 35% nhiệt lượng của ánh sáng Mặt Trời, sau đó lại trở về 20% – 25% nhiệt lượng. Ngoài ra, do có đặc trưng bốc hơi, cây xanh sẽ làm mất đi một phần nhiệt lượng. Sự bốc hơi ở cây xanh có thể làm tăng độ ẩm không khí từ 15% – 25%. Nhiệt độ dưới bóng râm của cây xanh thường thấp hơn nhiệt độ bên ngoài vùng bóng râm khoảng 5-8°C, vì thế, nhiệt độ ở các khu đô thị thường lớn hơn nhiệt độ vùng ngoại ô khoảng từ 0,5 – 1,5°C.

cay xanh giam tieng on

Cây xanh là “cỗ máy giảm ồn rất hữu hiệu”. Âm thanh thông thường không thể vượt quá 60 đề-xi-ben, những âm thanh vượt quá 80 đề-xi-ben có thể tác động lên con người, khiến người ta mệt mỏi, bất an, những âm thanh vượt quá 90 đề-xi-ben có thể nguy hại tới sức khỏe của con người. Cây xanh có tác dụng làm giảm thiểu cường độ của âm thanh, lá cây và rễ cây đều có phản xạ với âm thanh, do đó nó có tác dụng giảm tiếng ồn. Những lá cây càng dầy và càng nhiều nước thì hiệu quả giảm ồn càng cao. Cường độ tiếng ồn ở những đường phố nhiều cây xanh thường thấp hơn ở những đường phố không có cây xanh khoảng 10 đề-xi-ben. | Cây xanh là “cỗ máy diệt khuẩn hiệu quả”. Rừng cây vốn có chức năng diệt khuẩn. Có người từng ví rừng như một cỗ máy được chế tạo ra để diệt khuẩn, rừng có thể diệt được một số vi khuẩn như: Vi khuẩn lao phổi, bạch hầu, thương hàn, kiết lị. Các loại cây như cam, cây óc chó (cây sung dại), cây ngô đồng Pháp đều là những loài cây có thể tiết ra chất dịch, chất dịch này có chức năng sát khuẩn. Mỗi mét khối đường phố không có cây xanh có khoảng 44.050 vi khuẩn, những đường phố có cây xanh thì con số này chỉ còn khoảng 22.480 vi khuẩn, trong những vườn cây có mật độ cây dày đặc thì con số này chỉ là 1.046, đặc biệt, ở những nơi có trồng các loài cây có khả năng diệt khuẩn, như cây thông, tùng thì mỗi mét khối không khí chỉ có khoảng 589 vi khuẩn. Trong rừng bách có khoảng 747 vi khuẩn và rừng long não là 1.218. Như vậy, chúng ta có thể thấy, trong môi trường có cây xanh – có “cỗ máy diệt khuẩn”, nguy cơ nhiễm bệnh của con người được giảm thiểu, con người được sống trong môi trường có cây xanh sẽ mạnh khỏe hơn, có tuổi thọ cao hơn.

tac dung cua cay xanh

Cây xanh chính là cỗ máy khử độc” đối với đất và nước. Các loại cây khác nhau thì khả năng hấp thụ các chất khác nhau, chúng chính là nhân tố | tích cực giúp khử độc tố trong đất và nước. Cây xanh hấp thụ các độc tốcó trong đất và nước, phân giải, chuyển hóa thành các chất không có độc | tố. Ví dụ: Sau khi được cây hấp thụ, phê-nol (C6H5OH) sẽ kết hợp với thành phần khác tạo thành hợp chất khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, các độc tố được phân giải và tận dụng, tham gia vào quá trình trao đổi chất bình thường của tế bào. Quá trình chuyển hóa các chất như: Benzen | (C6H6), Xyanogen (CN)2 cũng tương tự như vậy. Khi trong đất và nước có quá nhiều độc tố, cây xanh sẽ hấp thu độc tố đó và chuyển vào trong thân cây, làm sạch đất và nước.

The post Cây xanh – Vị thần hộ mệnh appeared first on Cây cảnh Phố Xinh.

Source: https://ift.tt/2ABCzpb



source https://phoxinhcaycanh.wordpress.com/2018/11/30/cay-xanh-vi-than-ho-menh/

Hướng dẫn chọn cát cho chậu cây thủy sinh

Giữa cây thủy sinh và cát có mối quan hệ rất mật thiết. Việc chọn cát trực tiếp quyết định việc trồng cây có thành công hay không.

* * * * * : Rất thích hợp

* * * * : Thích hợp

* * * : Miễn cưỡng có thể sử dụng

* * : Không mấy thích hợp

* : Không thích hợp 

 Đất: * * * * *

Dat

Khi phối trí có cần rửa sạch không? – Không cần. Lớp đáy dùng đất nấu ở nhiệt độ thấp, rất thích hợp cho cây thủy sinh mọc rễ sinh trưởng. Dù có rất nhiều loại, nhưng chúng đều có thể điều chỉnh lượng axit trong nước, và rất giàu chất dinh dưỡng . Điểm yếu của nó là: khi phối trí dễ làm nước đục, và sau một năm sử dụng sẽ vỡ ra không sử dụng lại được nữa.

Cát nhuyễn thiên nhiên: * * * *

catnhuyenthiennhien

Khi phối trí có cần rửa sạch không? – Cần. Cát nhuyễn thiên nhiên là thành phẩm sau khi gia công cát thiên nhiên được khai thác ở những vùng nước ngọt như sông hoặc ruộng. Đa số không ảnh hưởng đến nước, không cản trở sự sinh trưởng của cây thủy sinh. Rất dễ trồng cây thủy sinh trên cát nhuyễn thiên nhiên.

Cát sỏi loại lớn:  * * *

catsoiloailon

Khi phối trí có cần rửa sạch không? – Cần.

Sỏi loại lớn CÓ ở bờ biển, vì trong đó có lẫn vỏ sò, nên sẽ làm cho nước có tính kiềm không thích hợp cho sự sinh trưởng của cây thủy sinh. Hiện nay, trên thị trường mọi người gọi nó là sỏi đen hoặc sỏi Philippines

Đất dạng bột: * * * * *

Khi phối trí có cần rửa sạch không? – Không cần.

Nó là những hạt nhuyễn trong đất. Thích hợp với loại cây thủy sinh nhỏ như Trân châu Cuba và tép ong.

datdangbot

Cát silic: * * *

catsilic

Khi phối trí có cần rửa sạch không? – Cần.

Cát silic là những hạt cát cỡ 1 – 2 mm với thành phần chủ yếu là thạch anh trong suốt. Cũng như sỏi đen do có lẫn vỏ sò, trong lần đầu phối trí sẽ ảnh hưởng đến nước.

Cát thiên nhiên cực nhuyên: **

catthiennhiencucnhuyen

Khi phối trí có cần rửa sạch không? . – Cần.

Loại cát nhuyễn như muối này là loại cát thiên nhiên được khai thác từ vùng nước ngọt. Nó không ảnh hưởng đến nước, nhưng do quá nhuyễn, cây thủy sinh rất khó mọc rễ, nên không mấy có lợi cho sự sinh trưởng của cây thủy sinh. Một khuyết điểm nữa là dễ mọc rêu. Chỉ nên sử dụng nó trong chậu cá.

Sỏi nhân tạo: ***

soinhantao

Khi phối trí có cần rửa sạch không? – Cần.

Trên thị trường cũng đang bán loại cát màu được làm bằng sành. Không ảnh hưởng đến nước, lại có thể trồng được cây thủy sinh. Vì nó có nhiều màu, nên rất thích hợp sử dụng trong chậu cá thủy tinh.

Viên thủy tinh nhỏ: * * *

vienthuytinhnho

Khi phối trí có cần rửa sạch không? – Cần.

Không ảnh hưởng đến nước, có thể trồng cây thủy sinh bên trên. Nó là thứ thích hợp dùng trong chậu cá thủy tinh, có thể tạo nên một thế giới mát dịu dưới nước.

Sỏi ngũ sắc: **

soingusac

Khi phối trí có cần rửa sạch không? – Cần.

Là sỏi được sử dụng khi nuôi cá vàng hoặc các chép gấm. Hạt sỏi to, nên không mấy thích hợp để trồng cây thủy sinh.

Cát san hô: *

catsanho

Khi phối trí có cần rửa sạch không? – Cần.

Là loại cát biển màu trắng pha lẫn san hô và vỏ sò. Nước của cát san hô mang tính kiềm, đa số cây thủy sinh không thể sinh trưởng trong chúng. Hãy sử dụng nó khi nuôi cá biển.

Rửa cát

ruacat

Khi rửa cát, trước tiên dùng tay khuấy từ từ trong xô, sau đó đổ phần nước đục đi. Khi nước đã trong có thể cho vào chậu cá. Dù nước không hoàn toàn trong, máy lọc cũng có thể lọc được, tạp chất trong nước cũng sẽ dần lắng xuống, nước trong chậu cá sẽ trở nên trong. Lưu ý: Khi trồng cây thủy sinh, nên chú ý độ pH. Độ pH 7.0 là nước trung tính, trên 7.0 là tính kiềm, dưới 7.0 là tính axit. Đa số cây thủy sinh thích hợp sinh trưởng trong môi trường từ axit trung hòa đến axit yếu, cây thủy sinh có thể sinh trưởng trong nước mang tính kiềm là rất ít.

The post Hướng dẫn chọn cát cho chậu cây thủy sinh appeared first on Cây cảnh Phố Xinh.

Source: https://ift.tt/2Qr9pTD



source https://phoxinhcaycanh.wordpress.com/2018/11/30/huong-dan-chon-cat-cho-chau-cay-thuy-sinh/

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Top 17 mẫu trồng cây thủy sinh đơn giản cho bạn

Cho cây thủy sinh vào 1 lọ thủy tinh. Đây là sự phối trí đơn giản nhưng có thể đem đến cho con người niềm vui thích , dễ chịu.

1. Chậu trồng cây thủy sinh bằng thủy sinh, đường kính 30cm

caythuysinh

Cây thủy sinh: Cần nước lá to, bèo Nhật

Trong hình là sự đối chiếu giữa bèo nhật và cần nước lá to dạng rẻ quạt. Cần nước lá to đang sinh trưởng, được để cạnh cửa sổ dưới ánh mặt trời

2. Cây thủy sinh dạng bộ xương và cá khổng tước trong suốt

caythuysinhdangboxuongvacakhongtuoctrongsuot

Vật dụng: Lọ hoa có đường kính 20cm, độ cao 18cm

Cây thủy sinh: Choi lưới, súng đỏ Ấn Độ

Đáy lọ: Cát thiên nhiên

Choi lưới là 1 loại cây thủy sinh lá có dạng rất lạ, giống như ô lưới. Tuy trông mỏng manh, nhưng do có rễ củ nên sinh trưởng rất tốt. Súng đỏ Ấn Độ lá đỏ, rễ củ, dễ trồng

3. Trồng cây họ dương xỉ trong phòng tắm

cayhoduongxitrongphongtam

Vật dụng: Ly bia có đường kính 7cm, độ cao 12cm

Cây thủy sinh: Choi lá nhăn, Dương xỉ châu Phi

Đáy ly: Bi thủy tinh nhỏ

Dù không có ánh nắng nhưng vẫn có thể trồng được cây này. Trong môi trường này rất khó mọc rêu, chăm sóc cũng rất tiện

4. Chậu cá nhỏ

chaucanho

Vật dụng: bề rộng 18cm, bề dài 12cm, độ cao 20cm

Cây thủy sinh: Cỏ thìa

Cá: Búp bê Chocolate

Đáy chậu: Cát thiên nhiên

Đồ đựng giống chai rượu to sẽ thích hợp hơn chậu cá. Những chú cá nhỏ lẫn trong đám cỏ thìa đuổi theo đồ chơi, trông rất vui mắt. Giữ cho nhiệt độ nước trong khoảng 26 độ C

5. Chậu cá hình hộp

chaucahinhhop

Vật dụng: Đồ đựng hình lập phương dài khoảng 10cm

Cây thủy sinh: Lệ nhi

Đáy chậu: cát thiên nhiên

6. Cây thủy sinh sống cả trên và dưới mặt nước

caythuysinhsongcatrenvaduoimatnuoc

Vật dụng: Lọ cắm hoa nhỏ đường kính 8cm

Cây thủy sinh: Rong đuôi chồn ( trên mặt nước) , rong kim ngư (dưới mặt nước)

Cho nước và rong đuôi chồn vào lọ cắm hoa. Cây thủy sinh mỏng manh trên mặt nước có thể sẽ bị gió thổi khô, phải hết sức chú ý đến điểm này trong quá trình chăm sóc

6. Ba lọ cây thủy sinh

3locaythuysinh

Vật dụng: Đường kính 5cm, cao 25cm

Cây thủy sinh: ( từ trái sang phải ) rong tóc tiê, diệp tài hồng , trầu nhăn

Đáy lọ: (trái qua phải) Cát ngũ sắc, đất

Phối hợp trang trí nhiều loại cây thủy sinh khác nhau. Chú ý thay đổi lớp đáy dựa vào điều kiện trồng của từng loại cây

7. Trồng cây thủy sinh trong lọ đựng lớn

trongcaythuysinhtrongdodunglon

Vật dụng:  Đường kính 17cm, cao 31 cm

Cây thủy sinh: Bình quả thảo

Đáy lọ: Cát thiên nhiên

Cho bình quả thảo thân đơn lá tròn vào châụ cây thủy sinh lớn, nó có thể tạo thành vật trang trí bắt mắt

8. Màn trình diễn trong nước

mantrinhdientrongnuoc

Vật dụng: Đường kính 30cm, cao 7cm

Cây thủy sinh: Rau má (bên phải mặt nước) , cây thuộc họ thủy liễu (bên trái mặt nước), bèo vẩy ốc, lá súng

Đáy lọ: Sỏi nhân tạo

Dùng sỏi màu sáng làm cho mặt nước trở nên sinh động. Lá súng hình trái tim mang đến cho chúng ta cảm giác vui vẻ, thư thái.

9. Lọ cây thủy sinh ngắm từ trên xuống

locaythuysinhngamtutrenxuong

Vật dụng: Đường kính 14cm, cao 12cm

Cây thủy sinh: Bán tự cảnh, tảo cầu

Đáy lọ: Cát thiên nhiên

Đây là hình bán tự cảnh lá mỏng nhìn từ trên xuống. Dù nhìn ở góc độ nào cũng đều phát hiện sức hấp dẫn của nó.

10. Trồng cây thủy sinh thân đơn

trongcaythuysinhdonthan

Vật dụng: rộng 10cm, dài 10cm, cao 23cm

Cây thủy sinh: Lá trầu bleheri

Đáy lọ: Bi thủy tinh

Đây là lọ nuôi cá được làm để trồng trầu lá dài. Lọ thủy tinh sẽ cho ta cảm giác tươi mát. 1 đàn cá nhỏ bơi tung tăng quanh đám trầu lá dài tạo cảm giác vui mắt

11. Thiết kế độc đáo

thiekedocdao

Vật dụng: đường kính 13,5cm , cao 20cm

Cây thủy sinh: diệp tài hồng lá nổi, choi lá nhỏ

Đáy ly: Đất

Dưới sự che phủ của diệp tài hồng lá nổi, mặt nước trở nên rất mờ, trồng choi lá nhỏ trong môi trường như vậy sẽ khá thích hợp. Diệp tài hồng lá nổi nếu được chiếu sáng có thể nở hoa vàng.

12. Phối hợp 3 loại cây thủy sinh để tạo cảnh

chauca2mauxanhtrang

Vật dụng: Đường kính 8.3 cm, cao 15cm

Cây thủy sinh: Ngưu mao chiên cao, cỏ Nhật, Biệt liên

Đáy ly: Đất

Lần lượt cho từng loại cây vào, đây là cách thường dùng trong thiết kế chậu cây thủy sinh. Màu đỏ của Biệt liên đóng vai trò chủ đạo trong chậu cây thủy sinh này

13. Chậu cá 2 màu xanh trắng

phoihop3loaicaythuysinhdetaocanh

Vật dụng: đường kính 12.5 cm, cao 25cm

Cây thủy sinh: Choi lá nhăn

Đáy ly: Cát trắng amazon

Choi lá nhăn quấn lấy viên đá, rồi thả vào nước. Tuy là lọ cây thủy sinh đơn giản, nhưng do trên mặt cát trắng là 1 màu xanh ngọt ngào, nên nó nghiễm nhiên trở thành vật trang trí nội thất xinh xắn.

14. Loại cây không kén môi trường

loaicaykhongkenmoitruong

Vật dụng: đường kính 9cm, cao 12.5cm

Cây thủy sinh: Ráy lá nhỏ (trái), cỏ Madagasca

Đáy lọ: Sỏi

Ráy lá nhỏ là loại Anubis lá nhỏ; lá của cỏ Madagasca rất mảnh, chúng là loại cây thủy sinh trồng trong lọ nhỏ

15. Loại cỏ phát triển khi trời tối

loaicophattrienkhitroitoi

Vật dụng: Đường kính 12.5cm, cao 11cm

Cây thủy sinh: ráy lá tròn, tiểu thủy lan

Đáy lọ: Cát trong suốt

Ráy lá tròn và tiểu thủy lan lá sợi, 2 loại cây thủy sinh này tạo nên 1 sự tương phản thú vị trong chậu cây thủy sinh. Dù thiếu ánh sáng chúng cũng có thể sinh trưởng phát triển

16. Cây thủy sinh lập thể

caythuysinhlapthe

Vật dụng: rộng 13cm, dài 8cm, cao 8cm

Cây thủy sinh: Lệ nhi thường , rêu Nhật, bèo dâu

Đáy lọ: Đất

Khoét lỗ trên mảnh nham thạch, trồng lệ nhi thường vào, nó có thể vươn lên khỏi mặt nước.

17. Tép ong trong lọ cây thủy sinh

tepongtronglocaythuysinh

Vật dụng: đường kính 10cm, cao 20cm

Cây thủy sinh: Rong đuôi chó, rong đuôi chồn, rong kim ngư

Đáy lọ: Đất

Tép ong có 2 sọc đỏ trắng, chúng rất đáng yêu. Điều quan trọng khi nuôi tép ong là: Dưới đáy sử dụng đất, điều chỉnh lượng thức ăn ( vì tép có thể ăn các chất hữu cơ trong lọ)

Tạo lọ nuôi tép ong

B1: Cần chuẩn bị: Lọ, nhíp, đũa, dây, đá, nước, bột tẩy trắng, đất, cây thủy sinh và tôm

B1: Trước tiên lấy 1 lớp rêu siêu mỏng, sau đó dùng dây cố định trên đá

B3: Cho đất vào lọ. Lớp đáy rất quan trọng với cây thủy sinh

B4: Sau đó cho nước vào. Do dưới đáy là đất, nước đổ vào trực tiếp sẽ trở nên đục, nên cắm 1 chiếc đũa vào trong lọ, sau đó cho nước vào từ từ theo đũa

B5: Cho đá đã được quấn rêu vào lọ

B6: Cho những cây thủy sinh còn lại vào lọ

B7: Cho chất tẩy rửa vào nước. Đây là điều cần thiết trước khi cho cá, tép vào. Nhưng phải tăng giảm theo quy định, không được quá nhiều

Lưu ý: Tép ong nhạy cảm với sự thay đổi của nước. Trước khi cho vào lọ, phải cho từng giọt nước nuôi tép vào, sau khi đủ lượng hãy cho tép vào.

 

 

The post Top 17 mẫu trồng cây thủy sinh đơn giản cho bạn appeared first on Cây cảnh Phố Xinh.

Source: https://ift.tt/2zrAEDK



source https://phoxinhcaycanh.wordpress.com/2018/11/29/top-17-mau-trong-cay-thuy-sinh-don-gian-cho-ban/

Lựa chọn các loại cây là màu trồng trong nước

Cây lá màu muốn sinh trưởng và phát triển thì cần phải có các điều kiện thích hợp vêề nước và oxy, chất dinh dưỡng, ánh sáng và nhiệt độ…

Nước là môi trường để trồng cây lá màu, trong nước có chứa một lượng oxy nhất định chỉ cần có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp đồng thời kịp bổ sung những nguyên tô dinh dưỡng cồn thiêt cho sự sinh trưởng phát triển của cây, thì cây lá màu dược trồng trong nước sẽ sinh trưởng bình thường.

Do tạp tính sinh thái và kết cấu mô của các loài cây lá màu, nên mỗi loài cây lá màu có nhu cầu khác nhau về lượng oxy chứa trong nước.

Bên trong thân của một số loài cây lá màu có các mô thông khí, oxy được sinh ra trong quá trình quang hợp có thể đi qua các mô thông khí aê đen bộ rê cung câp cho hô hđp của cây.

Một số loài cây lá màu lại mọc những rễ khí ở phồn đốt trên thân cây, những rễ khí này có thể hấp thu oxy cần thiết cho cây từ trong không khí. Một số loài cay lá màu tuy không có các mô thông khí và các rễ khí hốp thu oxy, nhưng lại rốt thích ứng với điều kiện trồng trong nước. Song cũng có những loại cây lá màu vì lượng oxy trong nước không du cung câp cho nhu cầu sinh trưởng phát triển do dó không nên trồng những loài này trong nước. Vì vạy muốn trồng cây la màu trong nước thành công thì phải lựa những loại cây lá màu thích ứng được với diều kiện trong nước không nên trồng môt cách mù quáng dể tránh dồn dến thốt bại trong việc trồng cây lá màu trong nước.

Các loài cây lá màu thích hợp cho việc trồng trong nước

Cây thuộc họ Thiên Nam Tinh

Cây thuộc họ Thiên Nam Tinh rốt thích hợp với diều kiện sống trong nước. Hầu như cây có thê ra rễ trong một thời gian ngân và nhanh chóng sinh trưởng dê tạo nên một hình dáng có giá trị thưởng thức nhốt định. Cây dược trồng trong bùn sau khi lấy rcỊ rửa bằng nước thì bộ rễ có thể thích ứng được với môi trường trong nước.

Họ cỏ Chân vịt lá tím

Họ cỏ Chân vịt lá tím

Các loài cây thuộc họ Thiên Nam Tinh thích ứng dược với việc trồng trong nước có: Trầu bà, Vạn niên thanh Quáng Đông, Vạn niên thanh lá phốn, Ngân hoàng dế, Kim Hoàng Hộu, Xuân Vũ Mọc Thành Bụi, Trúc Lưng Rùa, Trúc Lưng Rùa Mini, môn Ngân bao, Lục Cự Nhân, môn Hỷ lâm Hồng Bảo Thạch, môn Hỷ lâm Lục Bảo Thạch, môn Hỷ lâm Kim Diệp, môn Hỷ lâm Lục Hoàng Đế môn Họp quả, môn Biển, H) hoa, Phỉ thúy bảo thạch v.v…

Môn hợp quả

Môn hợp quả

Cây thuộc họ chân Vịt

Gán như tốt cả các loại cây lá màu thuộc họ cỏ chân Vịt đều thích ứng dược với việc trồng trong nước, như cỏ chân vịt lá dỏ, Vạn niên thanh lưng dỏ, dạm trúc diệp, điếu trúc mai… đều có thể nhanh chóng ra rễ sinh trưởng sau khi cắm vào nước.

Cây thuộc họ Bách Hợp

Tuyệt dại bộ phạn các loài cây lá màu thuộc họ Bách Hợp dều thích ứng dược với việc trồng trong nước, như cây lưỡi hô (lô hội) lưỡi hổ tam giác, thập nhị quyển vằn, diếu lan, chu tiêu, cây long huyết, mã vĩ thiết, lan đuôi hô, lan đuôi hô lá ngân, lan lưỡi rồng, trúc phú quý viền vàng, hành biển, vạn niên thanh viền bạc, cây duyên giai viền bạc (ophiopogon ịaponicus)…

Cây thuộc họ Cảnh Thiên

Trúc phú quý viền bạc

Cây thuộc họ Cảnh Thiên cũng tương dối thích ứng với điều kiện trồng trong nước như liên hoa chưởng, Phù dung chưởng, Ngân ba cấm, Bảo thach hoa, Lac đia sinh căn. Ngoài ra những loài cây lá màu thích ứng dược với việc trồng trong nước còn có san hô lá đào, cỏ dù thái diệp thảo, cây lông ngỗng dỏ, lam tùng, Hải đường đốt tre, Hải đường tai trâu, Bảo thạch xanh, Lan quân tử, cây lá đổi màu, Cúc lá bạc, Tiên nhân bút, Diệp tiên nhân chưởng, Tam giác trụ, Lê điếu phụng, Lê cỏ phụng, Lan kim túc, Lạc thạch dằng, xương rồng, Thái vân các, Mạn trường xuân lá điểm hoa, Quế hồng bối, Tứ hải ba, Thường xuân đằng, Thường xuân đằng biển, Cau tụ trân.

Khi lựa chọn loại cây lá màu trồng trong nước, ngoài việc nghĩ tới khả năng thích ứng với diều kiện sống trong nước của cây ra, còn phải chú ý dến các nhân tố sau:

Cau chu tiêu 3 màu

Cau chu tiêu 3 màu

Có những loài cây lá màu tuy rốt thích ứng với điều kiện trồng trong nước nhưng lại dòi hỏi khá cao về nhiệt dộ dể sống qua mùa dông như một sô loài thuộc loại cây Vạn niên thanh lá hoa và cây thang lá dòi hỏi nhiệt dộ qua dông là 1 5°c trở lên. Trầu bà, môn hợp quả, trúc phú quý viền vàng, cây long huyết… dòi hỏi nhiệt dộ qua dông là 10°c trở lên. Điều kiện này không khó với các văn phòng có điều hòa nhiệt độ, nhưng đối với đa số các gia đình, thì muốn cho các loài cây lá màu này vượt qua được mùa Đông một cách an toàn quả là 1 điều rất khó khăn. Có những loài cây lá màu tuy không chết sau mùa đông, nhưng do chịu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp nên các phiến lá héo rũ, mất đi độ ánh cần thiết, lá úa vàng, mũi lá hoặc viền lá xuất hiện các vết cháy, thậm chí rụng hết lá hoặc khô 1 bộ phận cành lá, từ đó mất đi giá trị thưởng thức!

Do vậy, khi không có điều kiện để ổn định nhiệt độ, cần phải chú ý lựa chọn những loại cây lá màu có sức chịu lạnh tốt, các loài cây lá màu trồng trong nước phù hợp với các gia đình bình thường có:

Các loài cây lá màu chịu rét tốt

Như vạn niên thanh, Lạc thạch đằng, cọ, lan lưỡi rồng, san hô lá đào, bảo thạch hoa, hành biển duyên giai thảo lá hoa… có thể chịu đựng được nhiệt độ thấp khoảng 0°C.

bồ quy lá tròn

Cây bồ quy lá tròn

Các loài cây lá màu Có khả năng chịu rét nhất định

Như Trúc lưng rùa, Cả chân vịt lá đỏ,lá trúc nhật, lô hội (như đam), điếu lan, cẩm sóng bạc, Cỏ dù, cây lông ngỗng tím, CÚC lá bạc, lan kim CÚC, thái vân cách mạn trường Xuân lá hoa. Thường Xuân đằng biển, dụ trân vv…

chỉ cần phòng hộ một chút trong mùa đông thì có thể qua dòng an toàn.

 Tuy nhiên, có nhiều loài cây là màu như: môn Hỷ lâm hồng bảo thạch, môn Hỷ lâm lục bảo thạch, môn Hỷ lâm là hình dán, môn họp quả, Củ cải xanh, lan đuôi hổ, cây lá đổi màu… Tuy khó qua đông an toàn, nhưng lại dễ lấy giống, sinh trưởng nhanh, giá trị thưởng thức tương đối cao cũng có thể nghĩ đến việc mua trồng vào mùa xuân ấm áp.

truc lung rua

Trúc lưng rùa mini và cây hoa Bảo thạch

Vấn đề chịu đựng bóng râm

Do điều kiện ánh sáng trong phòng tương đối kém, nên cần chọn những loài cây lá màu thích bóng râm hay chịu được bóng râm. Các loài cây ngắm lá khác nhau thì yêu cầu về Cường độ ánh sáng khác nhau, chẳng hạn như Cây lá màu Cỏ chân vịt lá tím, điếu trúc mai thì cần đầy đủ ánh sáng tán xạ, còn môn Bạch Hạc, Lục CỰ nhân, Vạn niên thanh Quảng Đông, Ngân hoàng đế… đều có Sức chịu đựng bóng râm rất tốt. Do điều kiện ánh sáng của các phòng cũng như điều kiện ánh sáng các nơi trong phòng khác nhau, nên cần chọn các loài cây lá màu sao cho thích hợp với tình trạng ánh sáng chiếu trong phòng để đảm bảo cho cây sinh frưởng bình thường và giữ được giá trị thưởng thức. Nếu không đủ ánh sáng sẽ dẫn đến tình trạng lốp cành lá, thân cây gầy guộc, mấu dài, phiến lá nhỏ lại, dị dạng, mắt xanh hoặc mất đi độ bóng cần có, phiến lá phai sắc thậm chí rụng nhiều lá từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thưởng thức của cây lá màu.

cay la doi mau

Cây lá đổi màu

 

 

The post Lựa chọn các loại cây là màu trồng trong nước appeared first on Cây cảnh Phố Xinh.

Source: https://ift.tt/2RnD0KI



source https://phoxinhcaycanh.wordpress.com/2018/11/29/lua-chon-cac-loai-cay-la-mau-trong-trong-nuoc/

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Cây phong thủy hợp tuổi 1992 mang lại may mắn

Cây trường sinh một loại cây phong thủy hợp tuổi 1992 mang ý nghĩa thịnh vượng dài lâu và sự phát triển trường tồn. Với sắc xanh dịu mát, cùng những chiếc lá dầy, to bản, cây trường sinh có tác dụng làm sạch không khí, hút bụi, hấp thụ những khí độc làm ô nhiễm môi trường.
Tính cách, vận mệnh tuổi 1992
Tuổi 1992, tuổi thân, có ngũ hành năm sinh là kiếm phong kim, họ là những người thông minh bẩm sinh, có trí tuệ cao, không chỉ có cách suy nghĩ nghiêm túc, cẩn thận mà còn giỏi tùy cơ ứng biến. Là những người giỏi xã giao, về mặt chính trị và kinh tế có khả năng tạo dựng cơ đồ, đồng thời cũng có năng khiếu tài hoa về mặt nghệ thuật, học thuật, y học, khoa học… Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào họ cũng đều đạt được những thành quả to lớn.
Cây trường sinh mang tài lộc thịnh vượng cho tuổi 1992
Cây trường sinh trồng được ở nhiều không gian khác nhau, mang đến sự tươi mát. Cây xanh tốt quanh năm trượng trưng cho sự trương tồn, kết nối dài lâu. Cây phong thủy có tác dụng xua đuổi điềm xấu xung quanh, mang lại không khí thịnh vượng, may mắn và tài lộc.
Chậu cây trường sinh còn được lựa chọn làm món quà mừng thọ, mừng sinh nhật, quà tết hoặc các dịp lễ trong năm với mong muốn cầu chúc cho người nhận sức khỏe, an lành và nhiều may mắn.
Theo phong thủy, trồng cây trường sinh trong phòng khách, ban công, trong văn phòng tượng trưng cho sức khỏe, sự trường tồn. Cây trường sinh còn là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở của tài lộc. Khi trồng cây trường sinh trong nhà với ý nghĩa gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Cây trường sinh nhỏ gọn, nhưng có màu xanh mướt, tinh tế và sang trọng, là cây phong thủy hợp tuổi 1992, giúp cho cung tài lộc của tuổi này được rộng mở, tạo nguồn năng lượng giúp tăng hiệu quả công việc.
Cây trường sinh có ý nghĩa phong thủy đối với người tuổi thân. Giúp người tuổi thân phát triển trong công việc, tài chính và các mối quan hệ được bền lâu và phát triển tốt.
Để trồng cây làm cảnh hay trang trí thì rất đơn giản nhưng biết cách trồng loại cây phong thủy hợp tuổi 1992 mang lại tài lộc thịnh vượng thì không phải ai cũng biết. Cây trường sinh mang đến sự phát triển bền vững, may mắn và thịnh vượng cho những người tuổi thân. Các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để sở hữu những cây trường sinh cho bản thân và là món quà ý nghĩa tặng người thân.