Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Cây Ngọc Ngân – Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

Giới thiệu

Cây ngọc ngân được nhiều người ưa chuộng trang trí các không gian sống hay làm việc không chỉ vì vẻ đẹp thanh khiết nhẹ nhàng mà còn bởi ý nghĩa phong thuỷ của cây ngọc ngân rất tốt trong công việc lẫn cuộc sống. Nếu như bạn muốn biết rõ hơn về những ý nghĩa của loại cây Ngọc ngân thì hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé!
Cây Ngọc Ngân hay còn được gọi với cái tên hoa mỹ là cây Valentine. Nguồn gốc của loài cây này không nơi đâu xa lạ chính là đất nước bạn Campuchia. Cây được lai tạo bởi nhà thực vật học của nước này vào năm 1982. Lá cây Ngọc Ngân có hình oval nhọn dần về cuối lá. Thân lá có các đốm trắng nhỏ khi chiếu ánh sáng qua sẽ có màu sắc long lanh. thật giống như ngân lượng khi gặp sáng chiếu vào. Đó cũng chính là lý do để cây được gọi là cây Ngọc Ngân.
Thân cây Ngọc Ngân có chiều cao từ 20-30cm thường được dùng làm cây cảnh để bàn làm việc. Cây có chiều cao từ 50cm trở nên sẽ được dùng làm cây nội thất. Thân cây thuộc dòng thân thảo giống như cây Vạn Niên Thanh vậy.
Rễ cây rất mạnh khỏe nên ngoài việc trồng cây trong đất bằng các chậu gốm, chậu sứ thì cây còn được trồng thủy sinh. Rễ cây cũng thích nghi rất tốt trong môi trường thủy sinh. Đặc biệt khi nuôi thủy sinh cây không cần tưới nhiều. Cây thường ra hoa vào mùa xuân, cùng mùa hoa với nhiều loài cây khác. Hoa cây Ngọc Ngân có màu trắng gần giống với cây lan ý.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây ngọc ngân

cây Ngọc Ngân
Nếu bạn muốn đem không gian thiên nhiên yên bình và lãng mạn vào ngôi nhà thân yêu của mình, mà không tốn nhiều công sức và thời gian để chăm sóc thì cây ngọc ngân là lựa chọn hoàn hảo! Cây ngọc ngân với dáng sang trọng, thanh tao, quý phái, kết hợp hài hòa giữa các màu sắc xanh trắng đem đến vẻ đẹp yên bình, mát mắt.
Trong phong thủy cây ngọc ngân có ý nghĩa mang đến sự may mắn và nhiều thịnh vượng, tài lộc cho chủ nhân. Vẻ đẹp hài hòa từ bộ rễ trắng muốt và phiến lá xanh đốm trắng dịu dàng, mướt mắt khiến ngọc ngân trở thành loại cây dành cho tình yêu. Ngọc ngân còn có tên là Valentine là món quà bất ngờ để bạn dành tặng cho một nửa yêu thương với ý nghĩa “ trái tim anh đã thuộc về em”.
Cây đem lại may mắn trong tình yêu, thể hiện tình yêu bền vững. Cây thích hợp là món quà ngày Valentine ý nghĩa. Thể hiện sự gắn bó tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái, cặp vợ chồng, sự kết nối tâm giao giữa những người bạn.
Trong công danh sự nghiệp một chậu cây Ngọc Ngân đẹp mang lại may mắn về đường tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiếng mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hành, cửa hiệu của bạn cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
Cây Ngọc Ngân với cái tên đầy tinh tế của nó có những ý nghĩa mà nghe qua ta đã thấy hạnh phúc! Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có những thông tin về ý nghĩa của Ngọc Ngân này!

Cách đặt cây ngọc ngân trong phòng làm việc

Cây ngọc ngân là một trong những cây cảnh tiêu biểu tượng trưng cho tình yêu. Cây có vẻ đẹp thanh tao, nhẹ nhàng mà có sức cuốn hút đến lạ kỳ. Không chỉ vậy, loại cây cảnh này còn mang ý nghĩa về sự may mắn và thịnh vượng, được dùng làm cây nội thất văn phòng, phù hợp với nhiều người. Thế nhưng vị trí nào đặt cây ngọc ngân thì đem lại sự phong thủy nhất?
Cây ngọc ngân hợp mệnh gì?
Với những ý nghĩa tốt đẹp, cây ngọc ngân phù hợp với hầu hết các cung mệnh theo phong thủy. Cây đem lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho mọi người. Tuy nhiên, người mệnh Hỏa thì nên tránh đặt cây ngọc ngân trong phòng làm việc. Với người mệnh Hỏa, cây ngọc ngân không hợp cũng không xung khắc. Người mệnh Hỏa có thể thay thế cây ngọc ngân bằng loại cây khác phù hợp với bản mệnh của mình hơn.
Chỉ cần một chậu ngọc ngân trên bàn làm việc cũng đủ đem lại cảm giác thư thái, an nhiên cho người làm việc. Thế nên, nếu muốn tìm một loại cây cảnh có màu sắc dung hòa với màu không gian sơn tường, nội thất màu sáng thì ngọc ngân chính là lựa chọn hàng đầu. Dù bạn là người mệnh Kim, Mộc, Thủy hay Thổ thì ngọc ngân vẫn luôn mang đến ý nghĩa nguyên vẹn như ban đầu.
Cây ngọc ngân không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà còn được biết đến là cây cảnh có thể làm sạch không khí một cách nhanh chóng. Cây có thể hút các chất độc gây ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Lá cây có khả năng hút các chất độc hại phát ra từ thiết bị điện tử, khói thuốc lá, giúp thanh lọc không khí, giữ ẩm cho không gian phòng của bạn, nhất là với những không gian sử dụng máy điều hòa liên tục.
Bài trí cây ngọc ngân ở đâu trong văn phòng là hợp lý nhất?
Giới văn phòng rất ưa thích bày cây ngọc ngân trong phòng làm việc. Vị trí thông thường là bày chậu cây có kích thước vừa phải trên bàn làm việc và bày chậu lớn hơn ở góc phòng làm việc. Cây còn được trồng ở khu vực vườn hoa, sân vườn, khuôn viên của công ty.
Cây ngọc ngân gây ấn tượng bởi những chiếc lá không phải màu xanh đơn thuần mà có sự pha trộn màu sắc độc đáo. Lá ngọc ngân có hình bầu dục giống ngọn giáo, mọc không đối xứng, màu xanh đốm trắng, đốm bạc hoặc vệt bạc cuốn lá đầy bao bọc một phần thân cây. Có loại lá màu trắng bạc, lốm đốm xanh. Cuống lá dài, màu trắng xanh, mềm mảnh. Nhiều cuốn lá tập hợp lại tạo thành thân giả của cây. Điểm dễ nhận thấy của cây ngọc ngân là lá có màu trắng chiếm 80% màu sắc còn lại là 20% màu xanh của viền lá và thân lá, lá cây mềm.
Thông thường, niều người thích bày cây ngọc ngân trên bàn làm việc để ngắm khi mệt mỏi. Cây không có màu xanh mát mắt nhưng lại có màu lá pha trộn đem lại cảm giác vui mắt, thích thú cho người ngắm.
Cây ngọc ngân thanh tao, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sang trọng, tạo cho ta cảm giác mát mẻ, thoải mái, thanh khiết. Bày cây ngọc ngân trên bàn làm việc giúp tạo không gian thêm gần gũi với thiên nhiên vừa tạo nên vẻ đẹp độc đáo và cuốn hút.

Chăm sóc cây ngọc ngân trong nước

Ngọc ngân là cây ưa bóng, phù hợp làm cây trong nhà, tốc độ sinh trưởng nhanh, lá cây mau ra mới. Cây có nhu cầu nước cao do có bộ rễ sum suê do đó cần bổ sung nhiều nước cho cây nếu thấy nước trong bình thủy tinh đã cạn. Do là cây lá màu chứa nhiều sắc tố, nên đôi khi nên đưa cây ra lấy ánh nắng vào buổi sáng sẽ làm cho lá xanh hơn. Nên nhớ 1tuần/ 1 lần nên đưa cây ra hứng ánh sáng khoảng 2h vào buổi sáng từ 7h đến 9h. Ngọc Ngân có thể trồng tại nội thất, nơi ít ánh sáng hay trong môi trường máy lạnh.
Lưu ý khi trồng tại nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng cây sẽ dễ bị bệnh thối lá. Dấu hiệu là trên lá cây xuất hiện các đốm có màu nâu đen hay cuống lá bị thối, gãy cuốn lá. Khi phát hiện ra cây xảy ra tình trạng như vậy, bạn nên giải quyết như sau:
Dùng kéo cắt loại bỏ lá bị thối, cắt cả lá đến sát cuống lá nếu cuống lá cũng bị thối. Sau đó vệ sinh cây đồng thời xúc rửa bình trồng cho thật sạch. Rồi trồng cây lại bình thường.
Cho cây ra chỗ thoáng mát, có ánh nắng mặt trời để tiêu diệt các loại vi khuẩn, không nên để cây dưới ánh nắng gắt.

Chăm sóc cây ngọc ngân để bàn

cây ngọc ngân để bàn
Với cây để bàn thì nên đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây. Đặt cây tại phòng khách nên để cây tại nơi có ánh sáng tự nhiên rọi vào. Để cây kiểng luôn xanh tốt, người chủ có thể dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày nó giống như ánh sáng mặt trời nên cây sẽ dễ dàng thực hiện quang hợp hơn.
Loại cây trong nhà thì lượng nước tưới không cần nhiều quá, quan sát nếu thấy đất trồng khô thì mới tưới vào. Ngoài ra, có thể dùng bình phun sương để phun cho cây, mùa hè nên phun hai lần/ngày, mùa đông thì một lần/ngày để giúp cây hấp thu đầy đủ nước.
Thêm nữa cần chọn những chậu cây trồng phù hợp với cây. Hiện nay thị trường có rất nhiều chậu trồng cây đẹp, đa dạng mẫu mã.
Cách phòng bệnh cho cây
Cây trưng bày nội thất không được dùng thuốc trừ sâu, mà nên dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Khi cây bị bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn với cồn lau sạch. Trường hợp cây bị quá nặng nên đêm cây ra ngoài để can thiệp sâu hơn.
Phương pháp khi cây bị khô héo:
+ Khi nhận thấy cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì cần phải can thiệp ngay để cây hồi phục lại sức sống.
+ Không để cây tiếp xúc ánh sáng mặt trời sẽ khiến cây bị chết do mất nước.
+ Đặt cây tại nơi mát mẻ, không khí trong lành và không có gió mạnh thổi qua.
+ Trong thời gian đầu dưỡng cây lại thì không nên thay đất trồng vì thay đất sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, chăm chỉ tưới nước đầy đủ, đồng thời bổ sung đạm cho cây. Sau khoảng 1 thàng sẽ tăng dần lượng, sau 2 -3 tháng thì sẽ tăng dần nồng độ đạm lên.
+ Khi cây đã sống trở lại thì ta mới đổi đất trồng và đất mục và đất phù sa là hai loại đất tốt nhất. Nên bón lót phân chuồng cho đất rồi hãy cho cây vào bạn nhé.
Bài viết trên là một vài kinh nghiệm chăm sóc cây ngọc ngân giúp cây luôn xanh tươi, đem lại may mắn cho gia đình. Chúc các bạn luôn hạnh phúc!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét